Bạn đang đứng trước cánh cửa Đại học? Bạn thắc mắc về các ngành nghề đào tạo ra trường làm gì? Đây là vấn đề chưa bao giờ hết “hot” cả. Trong bài viết này, Việc Làm Tốt chia sẻ về thông tin về ngành quản lý giáo dục là gì và cơ hội việc làm dành cho người tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục hiện nay.
Nội dung Bài viết
Quản lý giáo dục là gì?
Quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động giáo dục, giám sát đánh giá các hoạt động giáo dục. Chức năng của ngành quản lý giáo dục là giúp cho các trường học, các trung tâm đào tạo hoạt động ổn định, cải thiện chất lượng của hoạt động giáo dục.
Một nhà quản lý giáo dục cần phải linh hoạt, đổi mới để cải thiện hệ thống giáo dục, đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với từng độ tuổi. Để theo học được ngành này, bạn cần nắm chắc kiến thức quản lý giáo dục, thực hành quản lý giáo dục. Vậy, cụ thể, học ngành quản lý giáo dục ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục
Học quản lý giáo dục ra làm gì? Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục, hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục
Vị trí công việc này sẽ công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục… Để hoàn thành tốt công việc tại vị trí này bạn cần phải trang bị các kỹ năng như lập kế hoạch, quản lý các ứng dụng giáo dục…
Ngoài làm việc tại hệ thống giáo dục của Nhà nước, hiện nay cũng có nhiều cơ sở đào tạo dân lập cũng tuyển dụng chuyên viên quản lý hành chính và các vị trí tương đương. Mỗi bạn có thể cân nhắc để lựa chọn mảng công việc phù hợp với mình.
Chuyên viên văn phòng
Học quản lý giáo dục ra trường có thể làm việc tại các vị trí như chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, nhân viên phòng đào tạo, quản lý học sinh sinh viên… Để được tuyển dụng vào vị trí này bạn không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn cần trang bị các kiến thức về quản lý con người, đảm bảo chất lượng cũng như lựa chọn môi trường giáo dục hợp lý.
Công việc này sẽ làm tại các cơ sở giáo dục, các trung tâm đào tạo, các doanh nghiệp có đào tạo ngành nghề chứng chỉ….
Chuyên viên quản lý đào tạo
Công việc này thường làm tại các trường học, các cơ sở đào tạo tư nhân… với nhiệm vụ chính là phụ trách công tác quản lý chung, các hoạt động về xử lý giấy tờ, quy trình cho giáo viên, phụ huynh, sinh viên…
Vị trí công việc này phù hợp để các bạn trải nghiệm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản lý giáo dục.
Nhân viên hành chính nhân sự
Không phải cứ mặc định học quản lý giáo dục là sẽ đi làm công việc nhà nước vì nhu cầu tuyển dụng rất có hạn, đồng thời mức thu nhập cũng không quá cao. Cho nên, các bạn học ngành quản lý giáo dục ra trường có thể xin việc làm hành chính nhân sự, quản lý ký túc xá, quản lý nhân sự tại các công ty, các doanh nghiệp.
Chuyên viên quản lý văn hóa giáo dục
Công việc này thường làm ở các địa phương cấp xã, cấp huyện, các tổ chức văn hóa cơ sở… Công việc chính là phụ trách các công tác có liên quan đến văn hóa giáo dục của địa phương.
Chuyên viên nghiên cứu giáo dục
Làm việc tại viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu giáo dục, trường học với mục đích nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo.
Giảng viên
Khi bạn đủ kinh nghiệm, đủ năng lực chuyên môn có thể làm các công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức quản lý giáo dục cho cán bộ, học viên hay giảng viên tại các trường Đại học, cao đẳng.
Mức lương của ngành quản lý giáo dục là bao nhiêu?
Học quản lý giáo dục ra trường làm rất nhiều công việc, nhiều vị trí khác nhau cho nên khó để nói về mức lương chung dành cho ngành này. Về cơ bản, những người làm trong cơ quan Nhà nước thì thu nhập sẽ tính theo bậc lương của chính phủ và tăng theo thâm niên, trung bình khoảng 5 – 7 triệu/ tháng và tăng dần theo năm.
Ngược lại, những ai làm ngoài cơ quan nhà nước thì có mức lương cao hơn. Ví dụ, trên thị trường tuyển dụng hiện nay, chuyên viên đào tạo giáo dục dao động tầm 8 – 10 triệu/ tháng. Chuyên viên tư vấn giáo dục có mức lương dao động khoảng 7 – 12 triệu đồng (tùy vào doanh số).
Tố chất cần có của người làm ngành quản lý giáo dục
Trách nhiệm và kỷ luật với công việc
Ngành nghề nào khi làm việc cũng cần tính trách nhiệm và sự kỷ luật để hoàn thành tốt công việc được giao. Nhất là đối với những người làm trong ngành quản lý giáo dục sẽ tham gia tổ chức và giám sát các hoạt động giáo dục.
Tỉ mỉ và cẩn thận
Người làm công tác quản lý giáo dục cần phải có tố chất cẩn thận và sự tỉ mỉ bởi kết quả công việc của họ sẽ ảnh hưởng đến cả một tổ chức, một cơ quan. Vì thế đây là yếu tố vô cùng cần thiết đối với người làm ngành quản lý giáo dục.
Ngoại ngữ và tin học
Để tốt nghiệp Đại học chắc chắn bạn đã được trang bị ngoại ngữ ở một trình độ nhất định IELTS, TOEIC… Có trình độ ngoại ngữ và tin học sẽ giúp cho quá trình công tác được hiệu quả hơn, dễ dàng hoàn thành công việc cũng như cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Khả năng nắm bắt tâm lý con người
Làm việc quản lý giáo dục sẽ tiếp xúc với rất nhiều đối tượng với nhiều tính cách khác nhau, do đó việc nắm bắt tâm lý con người sẽ giúp cho bạn làm việc dễ dàng hơn.
Nếu bạn chưa có kỹ năng này, hãy đăng ký một khóa học hay tìm hiểu sâu hơn về tâm lý như tính cách, đời sống nội tâm, trải nghiệm cá nhân… để có ứng xử chuẩn mực với từng đối tượng giao tiếp.
Luôn lắng nghe và thấu hiểu người khác
Chỉ có lắng nghe và thấu hiểu người khác thì bạn mới có thể nắm bắt được tâm lý của họ. Vị trí công việc quản lý luôn cần phải lắng nghe và thấu hiểu để có thể cải tiến cách tổ chức hoạt động giáo dục hiệu quả hơn.
Hãy tập lắng nghe người khác nói để hiểu rõ hơn về họ, nắm bắt tâm lý của họ để điều chỉnh hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục hiệu quả cho cơ sở giáo dục, trung tâm đào tạo hay cơ quan doanh nghiệp đang công tác.
Khả năng phán đoán và giám sát chặt chẽ các hoạt động giáo dục
Nếu đã hiểu ngành quản lý giáo dục là gì thì chắc chắn bạn cũng biết được công việc giám sát, xử lý các hoạt động giáo dục là nhiệm vụ chính. Do đó người làm công tác quản lý cần có khả năng phán đoán và xử lý các tình huống, giám sát thực hiện kế hoạch để đưa ra giải pháp cải thiện khi cần thiết.
Mỗi ngành nghề đều cần phải có các kỹ năng, các tố chất cần và đủ để có thể hoàn thành tốt công việc, làm quản lý giáo dục cũng không ngoại lệ. Nếu đã chọn theo đuổi ngành nghề này thì bạn cần phải rèn luyện các kỹ năng, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như sự đam mê để thành công.
Hy vọng những thông tin trên đây do Việc Làm Tốt tổng hợp và chia sẻ hữu ích đối với các bạn. Tham khảo kỹ để hiểu hơn về quản lý giáo dục là gì và các công việc trong ngành quản lý giáo dục. Tin tuyển dụng ngành nghề các bạn có thể tham khảo hàng ngày, cập nhật liên tục trên trang Việc Làm Tốt. Hãy truy cập ngay để không bỏ lỡ những cơ hội tốt nhất.
Chúc các bạn tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục tìm được việc làm phù hợp, vị trí công việc yêu thích, đúng chuyên môn mình đã học nhé.
Bài viết liên quan
- Kỹ năng lãnh đạo là gì? Làm thế nào trở thành nhà lãnh đạo giỏi
- Kinh nghiệm để ngày đầu tiên đi làm “dễ thở” hơn
- Bí quyết chốt sale thành công
- Ngành nghề hót năm 2022
- Mẫu thư cảm ơn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
- Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm mới nhất 2022