Kế toán là ngành nghề đòi hỏi kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng. Công việc của kế toán đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy chi tiết công việc của bộ phận kế toán là gì? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết dưới đây.
Nội dung Bài viết
Kế toán là gì? Khái niệm về kế toán
Dựa theo khoản 8, điều 3 Luật kế toán năm 2015 quy định khái niệm kế toán là công việc cần thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính dưới hình thức các giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Có thể hiểu đơn giản nhân viên văn phòng kế toán là công việc đo lường, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính, phi tài chính về các thực thể kinh tế cho các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức,… Đây là một bộ phận giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Công việc của kế toán từ phạm vi quản lý ở từng đơn vị, cơ quan doanh nghiệp cho tới phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Đối tượng của kế toán chính là sự hình thành, biến động tài sản mà kế toán cần phản ánh. Điều này được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vụ.
Kế toán được chia thành 2 loại:
- Kế toán công: Đây là những kế toán làm việc tại các đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động.
- Kế toán doanh nghiệp: Đây là những kế toán hoạt động trong doanh nghiệp với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
>>> Xem thêm: Bật mí nghề kế toán nội bộ không phải ai cũng biết
Trong doanh nghiệp trách nhiệm của kế toán là gì?
Dựa trên tình hình hoạt động thực tế của mỗi doanh nghiệp, đối với mỗi chức vụ kế toán khác nhau sẽ có vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
Cung cấp và phân tích thông tin tài chính cho doanh nghiệp
Không chỉ thực hiện cung cấp các thông tin tài chính, kế toán nội bộ doanh nghiệp (Ban quản trị doanh nghiệp, các phòng ban,…) mà công việc của kế toán còn cần cung cấp thông tin tài chính cho bên ngoài doanh nghiệp cho các cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế,…
Việc cung cấp các thông tin tài chính định kỳ và đột xuất là công việc rất cần thiết cho các nhà quản trị, giúp cho nhà quản trị đưa ra được những chiến lược và quyết định kinh doanh kịp thời.
Ngoài ra, bộ phận kế toán cũng cần cung cấp báo cáo về tình hình tài chính một cách rõ ràng và bảo đảm số liệu chính xác nhất. Nếu bạn giỏi trong vấn đề này thì tìm việc làm tại Hải Phòng vị trí nhân viên kế toán với mức lương 8 con số là rất dễ dàng.
Công việc của kế toán: Cung cấp số liệu giúp quản trị doanh nghiệp
Người làm kế toán cần thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các số liệu về chi phí, doanh thu,… để sớm góp phần nhận ra những bất thường về mặt tài chính. Đồng thời, đưa ra được những đánh giá, kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất trong tương lai.
Bộ phận kế toán cần thực hiện góp phần quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch ngân sách. Ngoài ra, công việc của kế toán còn bao hàm việc thực hiện giám sát, quản lý hoạt động và quản lý các rủi ro của doanh nghiệp.
Hoạch định tài chính doanh nghiệp
Từ các dữ liệu tài chính mà bộ phận kế toán cung cấp, ban quản trị doanh nghiệp sẽ dựa trên đó để làm cơ sở hoạch định phương án hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Công việc của kế toán là đưa ra các kế hoạch tài chính trong tương lai như vấn đề huy động vốn từ các nhà đầu tư hay từ ngân hàng. Ngoài ra, kế toán còn thực hiện lập kế hoạch thuế để hạn chế rủi ro về thuế, tối ưu chi phí thuế dựa trên kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
Kết nối giữa doanh nghiệp với các đối tác
Bộ phận kế toán chính là cầu nối doanh nghiệp với các đơn vị, cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp về mặt tài chính như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, nhà cung cấp, khách hàng,…
Bên cạnh đó, công việc của kế toán là giúp doanh nghiệp cập nhật các chính sách về thuế, chế độ kế toán,…
Mục sở thị công việc chi tiết của kế toán
Để cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích, chính xác và kịp thời cho các nhà quản lý doanh nghiệp, bộ phận kế toán cần làm các công việc như sau.
Công việc phải làm hàng ngày
Công việc cần làm mỗi ngày của kế toán bao gồm:
- Kế toán ghi chép, thu thập và xử lý, lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán.
- Vào sổ các số tiền gửi và những sổ sách cần thiết khác.
Công việc của kế toán hàng tháng
Công việc của kế toán cần thực hiện mỗi tháng là:
- Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng (nếu doanh nghiệp đó kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
- Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng (nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng và có thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng).
- Thực hiện lập tờ khai các loại thuế khác (nếu có).
- Kế toán lập báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn hàng tháng (với những doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng).
- Lập bảng lương, tính lương, bảo hiểm cùng các khoản phụ cấp khác cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Tính giá các mặt hàng tồn kho, giá vốn hàng bán
Lưu ý: Hạn nộp các loại tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề. Nếu trong tháng đó có phát sinh ra số tiền thuế cần phải nộp thì hạn tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế.
Công việc hàng quý
Mỗi quý, bộ phận kế toán cần làm các công việc:
- Bộ phận kế toán thực hiện lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý (nếu doanh nghiệp kê khai giá trị gia tăng theo quý).
- Bộ phận kế toán thực hiện lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế thu nhập cá nhân theo quý.
- Bộ phận kế toán thực hiện lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý (nếu doanh nghiệp kê khai theo quý)
- Cuối cùng, công việc của kế toán mỗi quý là làm báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn của quý
Lưu ý: Hạn nộp các tờ khai trên là vào ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
Công việc của kế toán hàng năm
Công việc đầu năm và cuối năm phải làm của bộ phận kế toán khá nhiều, một số công việc chính cần thiết phải thực hiện như sau.
Các công việc cần làm trong đầu năm:
- Kế toán thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài đầu năm
- Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính của quý IV năm trước liền kề.
- Bộ phận kế toán nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính quý IV năm trước liền kề.
- Bộ phận kế toán tiến hành nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề. Thời hạn nộp các báo cáo là ngày 31/3.
Cuối năm, bộ phận kế toán cần thực hiện những công việc sau:
- Lập báo cáo thuế cho các tháng cuối năm và báo cáo thuế của quý IV.
- Kế toán lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm.
- Kế toán lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm.
- Thực hiện kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.
- Bộ phận kế toán lên sổ kế toán, đối chiếu chi tiết và làm sổ tổng hợp.
- Thực hiện lập Báo cáo tài chính của năm bao gồm: Bảng Cân đối kế toán, các Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
- Kế toán thực hiện thuyết trình, phân tích Báo cáo Tài Chính cùng Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản
- In sổ sách và các chứng từ kế toán, trình ký các sổ sách chứng từ.
- Lưu trữ sổ sách, chứng từ.
Các cấp bậc của kế toán trong doanh nghiệp
Hầu hết trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán sẽ phân chia các cấp bậc như:
Kế toán viên
Công việc của kế toán viên là chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và kiểm tra, phân tích, cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính dưới dạng hình thức giá trị, các hiện vật và thời gian lao động. Thông thường, vị trí này dành cho các kế toán mới ra trường, trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm còn yếu nên chỉ đảm nhiệm ở một số mảng nhất định như kế toán thanh toán, kế toán kho,…
Kế toán tổng hợp
Công việc của kế toán tổng hợp là lưu trữ (dưới hình thức ghi chép, tập hợp và cất giữ các chứng từ), phản ánh tổng quát qua các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Ở cấp bậc này yêu cầu từ 2 – 3 năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng tổng hợp tốt, bao quát được các hoạt động kế toán của doanh nghiệp.
>>>Có thể bạn quan tâm: Công việc của kế toán thuế như thế nào khi làm trong một doanh nghiệp
Kế toán trưởng
Đây là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tình hình tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể coi là một vị trí cao nhất của người làm nghề kế toán.
Những tố chất không thể thiếu của nghề kế toán
Kế toán là nghề làm việc cùng sổ sách, chứng từ và phản ánh tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. Toàn bộ những con số này đều mang tính pháp lý và liên quan tới pháp luật. Vì vậy, để trở thành một kế toán chuyên nghiệp, bạn cần có những tố chất riêng:
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
- Nghề kế toán yêu cầu khả năng phân tích và tổng hợp số liệu tốt
- Yêu thích các con số
- Công việc của kế toán yêu cầu tình trung thực, kiên nhẫn và nguyên tắc
- Tính chính xác cao
- Có kinh nghiệm và đầy đủ các kỹ năng sử dụng các chương trình kế toán
- Hiểu biết rõ về luật và có tình yêu với nghề
Đánh giá cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến của các ngành kế toán
Kế toán là nhu cầu của mọi ngành nghề và mọi công ty, tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần có bộ phận kế toán. Đây chính là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành bộ máy của công ty.
Cơ hội việc làm rộng mở
Một khi bạn đã có các bằng cấp nghề kế toán, chắc chắn bạn sẽ tìm được nhiều cơ hội việc làm bởi mọi giao dịch đều không giới hạn ở trong và ngoài nước.
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân kế toán sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại:
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, đơn vị có vốn đầu tư từ nước ngoài
- Cơ hội việc làm tại các công ty bất động sản, ngân hàng
- Cơ hội việc làm tại các đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
- Cơ hội việc làm tại các cơ quan quản lý nhà nước tại bộ phận thống kê, thuế hoặc kế hoạch đầu tư
- Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng có các chuyên ngành đào tạo kế toán
- …
Thu nhập hấp dẫn
Ngành kế toán không quy định mức lương tối đa, mức lương sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng cá nhân và sự đãi ngộ của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Đối với vị trí nhân viên kế toán, mức lương trung bình dao động trong khoảng 10 – 25 triệu/tháng.
Sự chênh lệch về mức lương ở cùng một vị trí đối với các công ty thuộc các ngành nghề khác nhau là điều rất bình thường. Điểm chung duy nhất là vị trí càng cao thì mức lương chênh lệch sẽ càng lớn so với người mới.
Với một nhân viên kế toán chưa có kinh nghiệm, mức lương dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu/tháng. Trên 3 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ từ 20 – 25 triệu/tháng. Đặc biệt, vị trí kế toán trưởng, mức lương có thể từ 40 triệu cho tới vài trăm triệu/tháng.
Cơ hội thăng tiến rõ ràng
Công việc của kế toán ở mỗi công ty, doanh nghiệp, tổ chức là khác nhau. Năng lực sẽ là yếu tố đầu tiên thúc đẩy con đường thăng tiến của bạn. Lộ trình thăng tiến sẽ từ nhân viên kế toán lên tới kế toán tổng hợp và cuối cùng là vị trí kế toán trưởng.
Thông thường một người có bằng cao đẳng hoặc đại học sau khi ra trường, làm đúng chuyên ngành kế toán sẽ mất khoảng 4 – 6 năm để thăng tiến lên nhân viên kế toán tổng hợp. Đối với vị trí kế toán trưởng thì ngoài số năm kinh nghiệm trong nghề (khoảng 7 – 10 năm hoặc hơn), bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các bằng cấp (đại học, sau đại học), chứng chỉ (CPA, ACCA,…). Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển kế toán trưởng với năng lực, chuyên môn cao, đồng thời độ tuổi từ 35 trở lên.
Có thể thấy, công việc của kế toán và lộ trình thăng tiến khá rõ ràng. Yếu tố quyết định vẫn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Quá trình thăng tiến từ nhân viên lên kế toán tổn hợp đơn giản hơn rất nhiều so với từ kế toán tổng hợp lên vị trí kế toán trưởng. Tuy nhiên, với vai trò nào thì bạn hãy luôn đặt mục tiêu thăng chức, trau dồi kinh nghiệm và làm việc nghiêm túc và hiệu quả nhé.
Qua các thông tin tổng quan về công việc của kế toán, Mua Bán mong rằng đã mang đến cho bạn những cái nhìn cụ thể hơn về nghề kế toán. Với vai trò quan trọng của kế toán trong doanh nghiệp, việc xây dựng bộ phận kế toán vững vàng chuyên môn, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật và có tầm nhìn bao quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp góp phần không nhỏ đưa đến sự thành công của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bạn đừng quên theo dõi website muaban.info.vn để cập nhật những tin đăng tìm việc làm uy tín và mới nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Học kiểm toán ra làm gì? Có giống với kế toán không?
- Kế Toán Nội Bộ Là Gì? 3 Lý Do Bạn Nên Chọn Làm Kế Toán Nội Bộ
- Kỹ năng lãnh đạo là gì? Làm thế nào trở thành nhà lãnh đạo giỏi
- CFO là gì? 4 Kỹ Năng Phải Biết Nếu Muốn Trở Thành CFO
- Ngành nghề hót năm 2022
- Mẫu thư cảm ơn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống
- Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm mới nhất 2022
- 5S là gì? Áp dụng Quy trình 5S dẫn đến thành công!
- Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc không nên bỏ qua