Hiện nay, xin việc làm đang là vấn đề cực kỳ phổ biến trong đời sống chúng ta. Sau khi đã qua vòng được xét duyệt và chấp nhận hồ sơ CV xin việc thì sẽ đến một vòng quan trọng quyết định bạn có được nhận vào làm hay không, đó là vòng phỏng vấn. Chính vì thế, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn cũng như gợi ý những câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Mời bạn cùng theo dõi bài viết nhé!
Thông thường, có 3 hình thức câu hỏi được các nhà tuyển dụng sử dụng phổ biến là: Các câu hỏi phỏng vấn về thái độ, câu hỏi phỏng vấn về học tập và những câu hỏi về phản xạ của bạn.
Nội dung Bài viết
Câu hỏi phỏng vấn về phản xạ
Bạn hãy giới thiệu về bản thân
Có một số bạn tự hỏi tại sao các thông tin các nhân đã ghi đầy đủ trên CV xin việc của mình, mà các nhà tuyển dụng còn hỏi lại cho tốn thời gian? Ở đây các nhà tuyển dụng muốn thấy được khả năng tự giới thiệu và cách giao tiếp của bạn. Thường thì đối với câu hỏi này thì các bạn chỉ có tầm 1 – 3 phút để trả lời, bạn nên tận dụng thời gian 3 phút này sao cho hợp lý.
Bạn phải phân phối thời gian sao cho bạn có thể nói tóm gọn lại thông tin các nhân khoảng 1 phút, còn 2 phút hãy nói một vài điểm không có trong CV. Và ở những điểm này thì các bạn phải làm sao cho các nhà tuyển dụng thấy thích thú và gây ấn tượng tốt cho các nhà tuyển dụng cũng như tò mò về con người của bạn.
Gợi ý câu trả lời cho câu hỏi này: Bên cạnh việc trả lời những thông tin cơ bản, bạn cũng cần cho các nhà tuyển dụng thấy được những đặc điểm về cá tính, sở trường và điểm mạnh, Những điều này bạn sẽ gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng và các nhà tuyển dụng có cái nhìn đặc biệt hơn về bạn. Bạn có thể trả lời theo trình tự gợi ý sau:
- Họ tên
- Tốt nghiệp trường hoặc đã làm việc ở đâu
- Chuyên môn của bạn
- Nói về một câu danh ngôn bạn thích hoặc nói sơ qua sở trường và sở thích của bạn
- Sở thích của bạn là gì?
Ở câu hỏi này, các nhà tuyển dụng muốn biết rõ sở thích của bạn để biết được con người bạn từ đó đánh giá được bạn hay nói cách khác bạn nên lựa chọn câu trả lời sao cho hợp ý các nhà tuyển dụng. Ví dụ như: tôi thích đọc sách vào thời gian rảnh hoặc tham gia các hoạt động thể thao… từ các câu trả lời trên thì các nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy tính ham học và nhiệt huyết cũng như là sự năng động trong con người bạn.
Ví dụ: trong tình huống bạn đang phỏng vấn để xin làm việc tại một công ty du lịch và vị trí bạn ứng tuyển là hướng dẫn viên du lịch, thì bạn nên trả lời một số sở thích có liên quan đến du lịch như thích đi du lịch hoặc thích tìm hiểu về các vùng miền,… và chắc hẳn câu trả lời trên bạn sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Kể về câu chuyện xảy ra với bạn khiến bạn ấn tượng nhất?
Đối với câu hỏi này, bạn đừng quá nghĩ nhiều bạn hãy kể một câu chuyện thật hay xảy ra với chính bạn. Ở đây bạn nên khôn khéo một chút, bạn nên kể câu chuyện nào xảy ra hoặc bạn đã nắm chắc tình tiết câu chuyện có ích đến nội dung công việc bạn làm.
Ví dụ: bạn tham gia phỏng vấn tại một công ty xây dựng, thì bạn nên kể một câu chuyện nào đó liên quan đề cập đến một vấn đề xây dựng nào đó mà bạn đã giải quyết một cách tốt đẹp và đem lại lợi ích cho công ty. Cùng với đó, với câu trả lời này bạn cần nêu rõ cảm xúc của mình và cho đó là trải nghiệm quý giá, kinh nghiệm lớn nhất của cuộc đời bạn.
Bạn hãy cho biết 3 từ để nói về bạn?
Câu hỏi này thường được các nhà tuyển dụng hay sử dụng trong các buổi phỏng vấn. Nghe qua câu hỏi có vẻ khá là khó nhưng khi gặp câu này thì bạn hãy bình tĩnh và suy nghĩ mình có điểm nào nổi bật. Hãy trả lời nó một cách tự tin và trung thực bởi vì khi hỏi đến các câu hỏi khác thì các nhà tuyển dụng bạn có thể nhận ra bạn trả lời câu này là thật hay là giả về bản thân của bạn.
Khi bạn gặp áp lực bạn làm gì để giải tỏa nó?
Mỗi chúng ta trong cuộc sống này đều có mỗi áp lực riêng có thể đến từ nhiều phía như: công việc, gia đình, bạn bè,… Và ở câu hỏi này, các nhà tuyển dụng muốn biết được khi bạn gặp phải áp lực bạn có tự mình đối diện và đủ dũng cảm để vượt qua nó hay không, và bạn học được những kinh nghiệm gì khi vượt qua áp lực đó. Khi bạn đã cho các nhà tuyển dụng thấy bản lĩnh của bạn thì hãy cho họ thấy thêm sự kiên cường và mạnh mẽ trong con người bạn.
Cách tốt nhất bạn hãy kể cho các nhà tuyển dụng nghe câu chuyện về bạn và thu hút họ vào câu chuyện đó, bạn đã giải quyết tốt như thế nào. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn vì bạn là một con người mạnh mẽ và có thể chịu được áp lực và sẽ giúp công việc của công ty đạt hiệu quả.
Bạn hãy nói một chút về cách bạn làm việc?
Ở câu hỏi này, các nhà tuyển dụng muốn biết được bạn là một con người làm việc ra sao về cách sắp xếp công việc cũng như bạn có lên kế hoạch cho mỗi công việc của bạn hay không? Bạn cần trả lời sao cho các nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được bạn là một người biết sắp xếp và có tính kỷ luật cao cũng như là trách nhiệm trong công việc trong chính câu trả lời của bạn.
Qua câu trả lời về câu hỏi này thì các nhà tuyển dụng sẽ xem bạn phù hợp với vị trí nào và sẽ giao cho bạn những công việc gì khi bạn được tuyển dụng. Bạn hãy chuẩn bị cho mình một câu trả lời thật hoàn hảo và tập luyện một cách nói lưu loát và đầy tự tin trước khi bạn đi phỏng vấn, vì khi bạn trả lời câu này với một cách nói đầy tự tin thì các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn và giao cho bạn các vị trí có tính quan trọng trong công việc.
Ví dụ: Tôi luôn làm việc có kế hoạch và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao giúp công việc mình làm đạt được kết quả tốt nhất.
Các câu hỏi phỏng vấn về thái độ
Nếu bạn đi phỏng vấn mà bạn nhận được lời mời làm việc của hai công ty, thì yếu tố nào để bạn cân nhắc lựa chọn?
Có 4 yếu tố chính để bạn cân nhắc và lựa chọn công ty thông thường đó là: chế độ đãi ngộ nhân viên, cơ hội phát triển và thăng tiến, chương trình đào tạo và văn hóa của doanh nghiệp, mức lương.
Lưu ý: Với câu hỏi này bạn hãy nêu lên những yếu tố gợi ý trên hoặc yếu tố bạn cho là quan trọng theo ý bạn nhưng đừng đưa yếu tố mức lương ra nói đầu tiên vì các nhà tuyển dụng dễ đánh giá bạn là con người coi trọng vật chất hơn các yếu tố phát triển cho bản thân bạn và công việc.
Bạn thích làm công việc một mình hay theo nhóm hơn?
Ở câu hỏi này bạn đừng vội trả lời theo một cái vì làm việc một mình hay theo nhóm đều có ưu điểm và nhược điểm của riêng nó. Thay vào đó thì bạn hãy trả lời câu hỏi này một cách khôn khéo như: Tôi là một con người hướng ngoại tôi thích làm việc tập thể và đưa tập thể cùng phát triển và đi đến thành công chung của tập thể. Tôi cũng sẵn sàng làm việc độc lập khi công việc chỉ mang tính chất riêng mà công ty đã giao cho mỗi cá nhân, dù làm việc một mình hay tập thể thì tôi vẫn luôn phấn đấu vì lợi ích chung của công ty.
Bạn nghĩ sao khi công ty thường xuyên bố trí bạn đi công tác và tăng ca?
Với câu hỏi này tôi tin chắc bạn sẽ sẵn sàng tăng ca hoặc đi công tác xa bởi vì bạn hãy cho các nhà tuyển dụng biết nhiệt huyết của bạn. Nhưng bạn cũng nên hỏi về mức độ công việc bởi vì bạn nên cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng để phát triển cả bên trong và bên ngoài con người của bạn.
Những câu hỏi phỏng vấn về học tập
Bạn có thể cho biết thành tích của bạn đạt được trong việc học hoặc trong công việc của mình?
Khi gặp các câu hỏi như này bạn nên đưa ra các thành tích đi học của bạn hoặc những thành tích bạn đạt được trong cuộc sống. Ví dụ như giải thưởng về kỹ năng mềm hoặc giải thưởng về thể thao,… hoặc các thành tích trong học tập như học sinh xuất sắc nhất trường hoặc thành tích về cuộc thi các môn học. Từ các thành tích này các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn và nhìn ra được bạn là con người nhiệt huyết và có thể đóng góp nhiều cho công việc. Và bạn nên nói thêm phần có thể giúp bạn lấy điểm trong mắt các nhà tuyển dụng như với các thành tích em đạt được thì em sẽ dựa vào kinh nghiệm đó để đóng góp và cống hiến cho công việc của công ty.
Bạn đã có kinh nghiệm gì trong công việc này hay chưa?
Đây là câu hỏi hầu như trong các buổi phỏng vấn nào các nhà tuyển dụng cũng hỏi bạn. Và khi bạn được các nhà tuyển dụng hỏi thì bạn nên trả lời câu hỏi này một cách trung thực. Nếu bạn có kinh nghiệm bạn hãy tự tin và thoải mái trả lời những kinh nghiệm bạn đã có được, cần tránh bịa ra kinh nghiệm đó bởi các nhà tuyển dụng có thể nhận ra vì họ đã có kinh nghiệm nhiều trong phỏng vấn.
Khi các nhà phỏng vấn nhận ra bạn đang không trung thực thì thường họ sẽ hỏi sâu hơn và nếu bạn trả lời không được thì các nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn không thiện cảm đối với bạn, gây ấn tượng xấu trong mắt họ.
Ngược lại nếu bạn có ít kinh nghiệm thì bạn hãy nói và bạn nói thêm một vài câu để chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy tuy bạn ít kinh nghiệm trong công việc này nhưng bạn là người rất chịu khó học hỏi và quyết tâm muốn theo đuổi công việc, cũng như là có một đam mê đối với công việc ứng tuyển. Với cách trả lời như vậy thì bạn sẽ tạo cho các nhà tuyển dụng có một niềm tin về bạn cũng như tạo một ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Với những kinh nghiệm bạn trả lời thì phải khớp với những gì bạn viết trong CV xin việc, bởi CV của bạn các nhà tuyển dụng đã xem qua và nếu bạn nói không khớp thì các nhà tuyển dụng sẽ nhận ra và có cái nhìn không tốt về bạn.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc phỏng vấn của mình và tăng khả năng tự tin khi trả lời những câu hỏi phỏng vấn xin việc. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm để có cơ hội tham gia các buổi phỏng vấn thì hãy ghé qua Việc Làm Tốt nhé! Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan
- Kỹ năng lãnh đạo là gì? Làm thế nào trở thành nhà lãnh đạo giỏi
- Kinh nghiệm để ngày đầu tiên đi làm “dễ thở” hơn
- Bí quyết chốt sale thành công
- Ngành nghề hót năm 2022
- Mẫu thư cảm ơn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
- Quản lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm ra sao