Chắc hẳn khi còn trẻ bạn cũng đã đôi lúc trải qua những lần bế tắc trong công việc. Nó khiến bạn chênh vênh, mất phương hướng cuộc sống. Những lúc như vậy bạn chọn cách giải quyết như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lấy lại niềm vui và động lực khi gặp phải tình huống này trong hành trình sự nghiệp của mình.
Nội dung Bài viết
1. Dấu hiệu của sự bế tắc trong công việc
1.1 Thất vọng
Sự thất vọng trong công việc có thể được hình thành từ nhiều yếu tố:
- Do thiếu nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, làm việc của nhân viên.
- Đồng nghiệp xung quanh đang làm giảm hiệu suất chung của tập thể.
- Không có cơ hội thăng tiến, khiến bạn khó có được đột phá.
- Đề xuất của bạn đưa ra nhằm cải tiến quy trình không được quản lý chấp nhận.
Tất cả những yếu tố trên tạo nên sự phức tạp trong môi trường làm việc khiến cho cảm xúc của cục bộ trở nên tiêu cực, sự thất vọng ngày một rõ ràng.
1.2 Lo lắng, bất an
Một số thay đổi trong doanh nghiệp có thể khiến bạn gia tăng cảm giác bất an, e ngại, điển hình như:
- Qua tìm hiểu bạn biết được công ty có thể hợp nhất với một đơn vị khác.
- Tin đồn về việc giảm quy mô.
- Bạn được giao phụ trách cho một dự án hoặc lĩnh vực mới.
- Sự thay đổi về lãnh đạo nhóm.
1.3 Giận dữ
Một số dạng tức giận phổ biến tại nơi làm việc thường hay gặp phải:
- Đồng nghiệp thường xuyên đi làm muộn ảnh hưởng đến tập thể, không chia sẻ thông tin hoặc trả lời tin nhắn muộn.
- Sự châm biến và nghi ngờ.
- Bắt nạt và to tiếng lẫn nhau.
- Chỉ trích, nói xấu sau lưng.
Một cơn giận dữ nếu không được kiếm soát đôi khi sẽ chuyển hướng sai sang những hành động sai trái, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống cá nhân của chúng ta.
1.4 Hụt hẫng
Sự hụt hẫng có thể bắt nguồn từ những nguyên do:
- Bạn không được công nhận vì một thành tích nào đó trong công việc. Bạn cảm thấy giá trị bản thân bị hạ thấp mặc dù đã cống hiến, hoàn thành xong một dự án quan trọng.
- Bạn lo lắng cho công việc nhiều hơn dẫn đến suy giảm nguồn năng lượng.
- Bạn cống hiến hết mình cho công việc quá nhiều mà bỏ bê gia đình và bạn bè.
1.5 Cảm thấy không thích
- Một khách hàng nói chuyện thô lỗ với bạn.
- Đồng nghiệp chơi xấu.
- Lời cảm ơn hiếm hoi từ người sếp khó tính khi bạn hoàn thành tốt công việc.
Tất cả những điều trên khiến bạn nhận thấy rằng mình đang làm việc với nhiều kiểu người, nhiều tính cách không đồng quan điểm cá nhân.
2. Nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong công việc
2.1 Thiếu đam mê và động lực
Với tính chất công việc lặp đi, lặp lại mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng. Ban đầu chúng ta có thể đam mê và nhiệt huyết về nó. Thế nhưng về lâu dài, ít ai có thể giữ lửa được ổn định.
Khi không còn hăng say với công việc hiện tại, không xác định được thứ bạn cần và mục đích muốn theo đuổi. Bạn sẽ cảm thấy chán nản và không tìm thấy động lực. Lúc này việc mong muốn được tự do, tìm kiếm điều mới mẻ sẽ thú vị hơn làm một công việc khuôn khổ.
2.2 Cảm xúc cá nhân nhất thời
Bế tắc trong công việc và cuộc sống có thể xuất phát từ kỹ năng quản lý cảm xúc kém. Những rắc rối bắt nguồn từ gia đình, các mối quan hệ bên ngoài, khiến bản thân bị tác động. Điều này dẫn đến chất lượng công việc bị ảnh hưởng. Nếu bạn không biết cách phân biệt, kiểm soát giữa cảm xúc cá nhân và công việc, sẽ rất dễ mất tập trung.
2.3 Công việc quá khắc nghiệt
Cơ thể chúng ta luôn cần được nghỉ ngơi đúng thời điểm. Nếu làm việc với cường độ cao sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, thậm chí làm giảm trí nhớ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong công việc.
2.4 Các mối quan hệ trong công sở không tốt
Nếu chúng ta không có sự kết nối, hỗ trợ, tương tác lẫn nhau trong môi trường công sở thì công việc sẽ rất khó mà hoàn thành suôn sẻ. Chưa kể đến những xung đột, mâu thuẫn giữa đồng nghiệp và cấp trên khiến bạn không tìm được tiếng nói chung và niềm vui khi đi làm. Căng thẳng và áp lực lâu ngày càng dồn nén khiến bạn rơi vào bế tắc.
3. Cách giải tỏa sự bế tắc, tìm lại niềm vui trong công việc
3.1 Tự trò chuyện với chính mình để tìm nguyên nhân
Khi mệt mỏi bế tắc nên làm gì? Nếu bế tắc ấy xuất phát từ lý do mất đi niềm đam mê trong công việc thì việc xem xét lại bản thân là điều đầu tiên bạn nên làm. Hãy xác định mục tiêu tương lai của mình là gì? Công việc hiện tại có đang giúp bạn thực hiện mục tiêu đó không?
Khi câu trả lời là bạn vẫn đam mê với công việc ấy thì nên tự tạo cho mình nguồn cảm hứng cũng như phương pháp làm việc hiệu quả nhất. Việc tham gia một cuộc thi về ngành nghề của mình cũng là một ý tưởng thú vị để giải quyết bế tắc trong công việc, tìm kiếm niềm vui mới.
Trường hợp công việc đó không phải đam mê bạn theo đuổi, thì hãy dừng lại và tìm một công việc thỏa mãn ước mơ và đam mê, tuy nhiên lần này hãy chọn lựa thật kỹ càng để tránh rơi vào bế tắc như lúc đầu.
3.2 Dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi
Đầu óc của bạn cũng cần có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc áp lực. Cho bản thân không gian riêng, làm những điều mình thích sẽ giúp bạn lấy lại nguồn năng lượng tích cực, tinh thần thoải mái hơn và sẵn sàng quay lại làm việc.
3.3 Cân bằng lại cảm xúc
Sắp xếp công việc một cách đơn giản và khoa học chính là thói quen tốt bạn nên học. Nó phần nào giúp bạn hạn chế bớt những cơn bế tắc. Ngoài ra hãy tập cho mình khả năng cân bằng cảm xúc và kiềm chế bản thân để mọi vấn đề được diễn ra êm đẹp.
Tất cả mọi vấn đề đều có cách giải quyết, hãy nhìn nhận và xem xét nguyên nhân từ đâu. Việc nôn nóng, hoảng loạn chỉ làm cho vấn đề trở nên rối ren. Bình tĩnh và làm chủ cảm xúc để từ đó tháo gỡ mọi nút thắt đang gặp phải bạn nhé!
3.4 Thử học điều gì đó bạn thích
Nếu bạn muốn tham gia một lớp học võ hay lớp yoga nào đó mà vẫn còn chần chừ chưa có thời gian hoặc thiếu quyết tâm thì đừng ngần ngại hãy đăng ký và tham gia ngay. Và nếu từ lâu bạn ước ao có một chiếc Iphone sành điệu, nhưng tiền dành dụm còn để làm việc khác, khi việc khác chưa tới thì hãy mua ngay thôi.
Hoặc đơn giản chỉ là shopping thỏa thích cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho tâm trạng của bạn. Những điều mới mẻ và những thứ mình yêu thích chính là chất xúc tác giúp cảm xúc tồi tệ của bạn được hào hứng trở lại.
3.5 Cải thiện các mối quan hệ trong công sở
Trường hợp bế tắc trong công việc bắt nguồn từ mâu thuẫn đồng nghiệp với nhau. Cách tốt nhất là hãy nên cải thiện lại bầu không khí để mọi người hiểu nhau hơn.
Bạn có thể điều chỉnh lại thái độ của mình để hòa nhập, cởi mở hơn với đồng nghiệp. Nếu là sếp thì nên tìm tiếng nói chung đôi bên, hạn chế sự bất đồng quan điểm.
3.6 Nghĩ tích cực hơn
Khi rơi vào bế tắc người ta thường có xu hướng nghĩ về quá khứ cùng những câu chuyện buồn nhiều hơn. Hãy dừng lại ngay hành động này và thay vào đó là nghĩ về tương lai. Thời gian tới bạn có kế hoạch và dự định gì cho bản thân, vạch ra mục tiêu và thực hiện nó.
3.7 Tìm việc làm mới
Nếu công việc bạn đang làm cảm thấy nhàm chán và không phù hợp, lại cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Thay vì cứ ép bản thân làm điều mà mình không thích, thì bạn có thể tìm việc làm khác phù hợp hơn. Miễn sao bạn thấy được nguồn cảm hứng mới và mong muốn gắn bó lâu dài với công việc mới là được.
3.8 Hãy mỉm cười mỗi ngày
Cuộc sống này có quá nhiều thứ bộn bề để lo toan, dẫu đôi vai đang mang nhiều gánh nặng và trọng trách gì đi chăng nữa thì cũng phải mỉm cười để đứng vững. Người xưa có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, cười để có niềm tin và động lực vượt qua khó khăn và cười để biết rằng cuộc đời này vẫn có nhiều điều để ta yêu, ta trân trọng.
Thế nên khi gặp bế tắc bạn cũng đừng quên dành cho mình một nụ cười lạc quan với đời nhé. Vậy là với những bí quyết trên bạn đã biết được khi bế tắc nên làm gì rồi đúng không nào!
Bế tắc trong công việc và cuộc sống là trạng thái mà chúng ta từng gặp ít nhất một lần trong đời. Sự bế tắc có thể diễn ra ở từng mức độ và hoàn cảnh khác nhau. Quan trọng là thái độ và cách bạn đối diện với nó như thế nào? Hãy tham khảo những cách mà Muaban.info.vn chia sẻ trong bài viết để trang bị cho mình những kỹ năng giải quyết và vượt qua bế tắc trong công việc một cách hiệu quả.