Ngày nay, khi nhắc đến sàn thương mại điện tử thì chắc hẳn không còn xa lạ nữa và ngày càng trở nên quen thuộc với mọi người. Vậy để hiểu rõ hơn về sàn thương mại điện tử là gì, hãy cùng Muaban.info.vn tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây nhé!
Nội dung Bài viết
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử bản chất là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Sàn thương mại điện tử là gì? Vai trò của sàn thương mại điện tử hiện nay
Sàn thương mại điện tử là một kênh bán hàng trực tuyến được nhiều chủ shop bán hàng hay các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hàng hóa ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Đi theo cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại thì đây còn gọi là một hình thức kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay. Ví dụ như một số cái tên: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đang vô cùng thành công khi triển khai hình thức này.
Có thể nói, các sàn thương mại điện tử ra đời như một giải pháp hữu ích và thiết thực cho người tiêu dùng. Tạo môi trường kinh doanh và buôn bán trực tuyến tiện lợi cho cả bên bán và bên mua. Đối với người bán, có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và dễ dàng, đưa đúng sản phẩm và đúng thời điểm đến khách hàng. Còn xét trên phương diện khách hàng có nhu cầu mua sắm thì hoàn toàn nhận đuọc rất nhiều tiện ích từ các sàn thương mại điện tử với giá cả cạnh tranh và đặc biệt hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyện một cách dễ dàng và thuận lợi.
Ngày nay, sàn giao dịch thương mại điện tử này đã trở nên phổ biến tại nhiều nước hiện tại như Mỹ, Anh, Pháp và bắt đầu trở nên rầm rộ ở các nước Đông Nam Á những năm gần đây, nó đóng một vai trò như cầu nối liên kết nhiều cửa hàng cung cấp mọi sản phẩm, các công ty, doanh nghiệp đến với khách hàng đa dạng và rộng rãi và được truy cập thường xuyên trên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm.
Ưu – nhược điểm của sàn thương mại điện tử là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay nhà nhà người người thay đổi thói quen mua sắm. Phải nói rằng sàn thương mại điện tử có nhiều đặc trưng nổi bật, chiếm những ưu thế không thể chối bỏ.
Ưu điểm đối với người kinh doanh, doanh nghiệp
- Chi phí đầu tư tìm khách hàng và thị trường ít hơn so với kinh doanh thương mại truyền thống.
- Các thông tin, dữ liệu được số hóa giúp dễ dàng cho việc quản lý.
- Quy mô khách hàng mở rộng, không giới hạn về địa lý, dễ dàng tiếp cận khách hàng và đối tác ở bất cứ đâu.
- Đẩy mạnh thương hiệu.
- Quá trình kinh doanh diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Sản phẩm, dịch vụ được làm phong phú và cập nhật thường xuyên.
- Giảm thiểu được các hoạt động không cần thiết, làm mất thời gian.
- Dễ dàng hơn trong việc phát triển các chiến lược tiếp thị theo lô, phiếu giảm giá và chiết khấu.
Ưu điểm đối với khách hàng
- Khách hàng có nhiều loại sản phẩm để lựa chọn từ nhiều trang thương mại điện tử khách nhau, so sánh dễ dàng và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
- Bất kì lúc nào cũng có thể vào xem và tìm hiểu sản phẩm vì các trang thương mại điện tử được mở 24/7.
- Tiết kiệm thời gian đi lại, tìm kiếm sản phẩm.
- Dễ dàng có được thông tin cần thiết mà không phải chờ đợi lâu.
- Khách hàng dễ dàng khuyến mại, giảm giá theo chương trình của các kênh thương mại điện tử.
Dù có nhiều lợi ích nhưng các trang thương mại điện tử cũng không tránh được những nhược điểm không mong muốn.
Nhược điểm của các trang thương mại điện tử
- Chưa thỏa mãn được hết nhu cầu xem, thử, kiểm tra chất lượng.
- Dễ có thông tin đánh giá sai lệch do thiếu sự đánh giá khách quan từ khách hàng trực tiếp.
- Khách hàng không thể nhận hàng ngay mà còn tốn thời gian vận chuyển.
Dù có một số nhược điểm nhưng không thể phủ định rằng sự xuất hiện của các trang thương mại điện tử là một bước tiến lớn. Từ những phân tích ưu – nhược điểm của các trang thương mại điện tử ta thấy được chúng mang lại lợi ích rất lớn cho con người, cho sự phát triển của xã hội.
Đặc điểm nổi trội của sàn thương mại điện tử là gì?
- Sàn giao dịch thương mại điện tử là hình thức mà tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoạt động với tư cách là người môi giới.
- Có rất nhiều phương thức giao dịch tại sàn giao dịch điện tử.
- Thiết lập các quy tắc cho các thành viên của sàn và có thể áp dụng các hình phạt đối với các thành viên vi phạm.
- Số lượng người mua, người bán và nhà cung cấp tham gia rất lớn.
- Người tham gia có thể là người bán, người mua hoặc cả hai.
- Thể hiện mối quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch thương mại điện tử là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
- Tất cả các quá trình giao dịch mua bán, đàm phán, thương lượng và thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên Internet.
- Người mua, người bán có thể tham gia giao dịch tại sàn mọi lúc mọi nơi.
- Hàng hóa và dịch vụ được giao dịch rất đa dạng và phong phú, cả vô hình và hữu hình.
- Thực hiện trao đổi thông tin và kết nối khách hàng.
- Thành viên tham gia sàn giao dịch được khai thác thông tin về thị trường, sản phẩm, chính sách …
Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
- Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
Trường hợp không cư trú ở Việt Nam, muốn tạo website thương mại điện tử tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài trước hết cần đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nước sở tại. Nếu không có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam thì phải sử dụng tên miền Việt Nam. Sau đó, cá nhân, tổ chức cần thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng theo quy định tại Điều 52 nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website. Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau:
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT.
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch TMĐT.
- Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch TMĐT.
- Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch TMĐT.
- Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT trong những giao dịch thực hiện trên sàn.
- Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch TMĐT.
- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch TMĐT.
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch TMĐT theo quy định tại Điều 69 Nghị định này.
- Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch TMĐT.
- Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch TMĐT.
Khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao TMĐT phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ sàn giao dịch TMĐT ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.
Điều kiện thiết lập Website thương mại điện tử bán hàng
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
- Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.
Ngoài ra, thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương thông qua công cụ thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Thông tin phải thông báo bao gồm:
- Tên miền của website thương mại điện tử.
- Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website
- Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website.
- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân.
- Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.
- Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
Top sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam
Shopee
Shopee một trong những sàn thương mại điện tử khá phổ biến hiện nay giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng trên thị trường và có những trải nghiệm thú vị và mới đến khách hàng. Bên cạnh đó giao diện của shopee cũng khá dễ dàng sử dụng.
Lazada
Lazada là một trong những kênh bán hàng nổi tiếng trong sàn thương mại điện tử và được lọt top đầu tại Việt Nam. Lazada mang đến cho người tiêu dùng có nhiều trải nghiệm độc đáo và phong phú. Đây cũng là một trong những quy trình bán hàng chuyên nghiệp và quy mô.
Tiki
Trong những năm trở lại đây thì Tiki cũng có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên top sàn thương mại điện tử đứng đầu hiện nay với mức độ truy cập khá phổ biến.
Sendo
Với tiêu chí ” Trăm người bán – Vạn người mua ” sàn thương mại giao dịch thương mại điện tử Sendo cung cấp đến khách hàng nhiều trải nghiệm mua sắm thú vị và mới mẻ đảm bảo được chất lượng và giá cả đến với khách hàng. Và đặc biệt với sự bùng nổ khá mạnh nên Sendo đã từng có mức doanh thu khủng cao nhất trong nhóm ngành thương mại điện tử trong năm 2014 và chỉ đứng sau Lazada.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến câu hỏi sàn thương mại điện tử là gì mà Muaban.info.vn muốn chia sẻ đến bạn. Đừng quên truy cập Muaban.info.vn để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến các ngành nghề khác.