Lương tháng 13 là một khoản phúc lợi mà khi ký kết hợp đồng, người lao động sẽ trao đổi với doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động hiện nay chưa hiểu rõ về cách tính lương tháng 13 như thế nào? Doanh nghiệp có buộc phải chi trả lương tháng thứ 13 cho người lao động hay không? Trong bài viết này, Muaban.info.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề này.
Nội dung Bài viết
1. Lương tháng 13 là gì? khi nào được nhận lương tháng 13?
Trong bộ Luật lao động năm 2019, chưa có những quy định cụ thể về khái niệm của lương tháng thứ 13 là gì. Tuy nhiên, ta cũng có thể căn cứ vào quy định về khái niệm tiền thưởng để hiểu được bản chất về khoản phúc lợi này.
- Căn cứ theo Khoản 1/ Điều 104 – Bộ Luật lao động năm 2019 đã chỉ ra: Tiền thưởng là một khoản tiền hoặc bằng tài sản vật chất hoặc bằng một số hình thức khác mà người sử dụng lao động có thể chi trả cho người lao động, dựa vào kết quả kinh doanh hàng năm và năng suất làm việc của người lao động.
- Căn cứ theo khoản 2/ Điều 104 – Bộ Luật lao động năm 2019 đã nêu rõ: Quy chế lương thưởng sẽ do người sử dụng lao động xem xét và quyết định công khai sau khi có sự tham khảo ý kiến từ các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, dựa theo khoản 1, khoản 2/ Điều 104 – Bộ Luật lao động năm 2019, lương tháng thứ 13 có thể được hiểu là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động ngoài tiền lương hàng tháng. Quy chế thưởng sẽ được đánh giá và công bố công khai tại nơi làm việc.
Lương tháng thứ 13 thường sẽ được các doanh nghiệp thanh toán vào cuối năm, dịp lễ Tết dương. Như là một động lực cho mọi người nỗ lực làm việc. Chính vì thế, nhiều người lao động đã nhầm với khoản tiền thưởng tết nhưng trên thực tế nó không phải vì ở một số công ty áp dụng rõ ràng giữa lương tháng thứ 13 và thưởng Tết.
2. Cách tính lương tháng 13 chuẩn theo quy định
2.1 Tháng lương tháng thứ 13 tính theo lương trung bình
Cập nhật mới nhất về cách tính lương tháng thứ 13 theo lương trung bình được áp dụng trong 2 trường hợp, cụ thể:
Khi người lao động đã làm việc đủ 12 tháng/năm:
Công thức: Lương tháng 13 = Lương trung bình 12 tháng
Ví dụ: Chị Hân nhận được mức lương từ tháng 1 đến tháng 5 là 10 triệu đồng; từ tháng 6 đến tháng 12 chị được tăng mức lương lên 12,5 triệu đồng. Như vậy, lương tháng 13 mà chị Hân nhận được là:
Lương tháng 13 = ((10 x 5) + (12,5 x 7)) / 12 = 11,458 triệu đồng
Khi người lao động chưa làm đủ 12 tháng/năm:
Công thức: Lương tháng 13 = (Thời gian làm việc thực tế / 12) x Lương trung bình
Trong đó: M là thời gian người lao động làm việc tại công ty. Tiền lương trung bình dựa theo thời gian người lao động làm việc tại công ty.
Ví dụ: Chị Lý làm việc chính thức tại công ty từ tháng 9 năm 2021 đến hết tháng 12 năm 2021 với mức lương trung bình 13 triệu đồng/ tháng. Thì mức lương tháng thứ 13 chị Lý nhận được là:
Lương tháng 13 = (4 / 12) x 13 = 4,3 triệu đồng
2.2 Tháng lương tháng 13 tính theo lương tháng 12
Bên cạnh cách tính lương tháng thứ 13 theo lương trung bình, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn có thể sử dụng cách tính dựa theo lương tháng 12. Cụ thể như sau:
Công Thức: Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12
Dựa vào công thức này, người lao động có thể dễ dàng tính được mức lương tháng 13 mình sẽ được nhận khi kết thúc một năm làm việc. Đây là cách tính dễ áp dụng đối với nhiều doanh nghiệp.
Ví dụ: Anh Hưng làm việc và tháng 12 anh nhận được 15 triệu đồng tiền lương. Thì mức lương tháng thứ 13 anh Hưng nhận được sẽ là 15 triệu đồng.
3. Những điều cần biết về lương tháng 13
Lương tháng 13 có bắt buộc không?
Hiện tại, chưa có bộ Luật nào bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả lương tháng thứ 13 cho người lao động. Do đó, dù cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì người sử dụng lao động vẫn có quyền không thanh toán khoản lương này cho người lao động.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, nếu hai bên đã ký kết thỏa thuận trả lương tháng thứ 13 trong hợp đồng lao động hoặc được quy định trong quy chế của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả khoản tiền này.
Như vậy, người lao động sẽ được lương tháng thứ 13 nếu:
- Có thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Thỏa ước lao động tập thể.
- Chính sách tài chính của công ty hoặc quy chế lương thưởng của công ty.
Lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?
Theo điểm e/ khoản 2/ Điều 2 – Thông tư 111/2013/TT-BTC: Thu nhập chịu thuế của người lao động bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản tiền mang tính chất của tiền lương, tiền công. Như vậy, lương tháng 13 của người lao động được nhận CÓ tính thuế TNCN.
Nguồn: Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính
Tuy nhiên, người lao động chỉ chịu thuế trong trường hợp mức lương tháng 13 sau khi trừ các khoản như: bảo hiểm, khoản trừ gia cảnh hay đóng góp từ thiện,… mà vẫn còn một khoản tiền dư.
Như vậy, khi ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tiền lương tháng thứ 13 là khoản tiền được tính trong thu nhập chịu thuế, vì vậy mà người lao động phải đóng thuế theo quy định.
- Đơn vị sử dụng lao động thực hiện chi trả lương tháng thứ 13 cho những người lao động vào tháng nào thì phải tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng đó.
- Số tiền lương tháng thứ 13 của người lao động được hưởng sẽ không được tính trong đóng BHXH do bản chất là của khoản tiền này chính là tiền thưởng.
Lương tháng 13 có tính thời gian thử việc không?
Theo luật Lao động hiện hành, lương tháng thứ 13 bao gồm thời gian thử việc. Với điều kiện là người lao động đã hoàn thành thời gian thử việc và làm việc chính thức tại công ty đủ từ 1 tháng trở lên tính đến ngày 31/12 Tết dương lịch của năm.
Ví dụ: Chị A làm việc tại công ty từ 15/10/2021 với vị trí nhân viên thử việc trong vòng 2 tháng. Chị A lên vị trí nhân viên chính thức vào ngày 15/12/2021. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2021 khoảng thời gian làm việc chính thức sau khi thử việc chưa đủ 1 tháng nên chị A sẽ không nhận được lương tháng 13.
Lương tháng thứ 13 có phải là thưởng Tết không?
Về cơ bản, lương tháng thứ 13 và thưởng tết đều là khoản tiền thưởng cá nhân, tuy nhiên đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, Bộ luật lao động chưa có điều luật nào quy định riêng về lương tháng thứ 13 và thuật ngữ này cũng không được đề cập đến.
Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động bắt buộc phải trả cho người lao động theo những thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện công việc. Bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, các khoản phụ cấp lương và nhiều khoản bổ sung khác.
Căn cứ tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Tiền thưởng là một số tiền hoặc tài sản hoặc bằng những hình thức khác mà người sử dụng lao động áp dụng thưởng cho người lao động. Tiền thưởng căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ đóng góp trong công việc của người lao động.
Như vậy, Bộ luật lao động 2019 không thể hiện rõ rằng lương tháng thứ 13 có phải là lương thưởng Tết hay không. Chính vì vậy không thể coi khoản tiền lương này như là tiền thưởng Tết, việc áp dụng lương tháng thứ 13 và cách tính của khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào chính sách riêng của từng doanh nghiệp.
Nghỉ thai sản có được hưởng lương tháng 13 không?
Như đã đề cập ở trên, lương tháng thứ 13 không phải là bắt buộc chi trả đối với doanh nghiệp cũng như không phải là quyền lợi sẽ chắc chắn được nhận đối với người lao động.
Như vậy tiền lương tháng thứ 13 cho lao động phụ nữ đang nghỉ thai sản cũng sẽ như người lao động nói chung, khoản tiền này không thuộc các khoản bắt buộc các doanh nghiệp phải chi trả. Khoản lương này phụ thuộc vào năng suất làm việc của người lao động, dựa trên kết quả, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sánh của công ty.
Tuy nhiên, nếu như khi thỏa thuận hợp đồng lao động trước đó, các bên đã thỏa thuận các thỏa ước lao động tập thể hoặc chính sách riêng của doanh nghiệp liên quan đến việc hưởng lương tháng thứ 13 ngay cả khi người lao động nghỉ thai sản. Trong trường hợp này người lao động vẫn sẽ được hưởng các quyền lợi này.
Nghỉ việc trước Tết có được hưởng thưởng tháng 13 không?
Do bản chất lương tháng thứ 13 như là một khoản tiền thưởng, do người sử dụng lao động và người lao động đã ký kết thỏa thuận trong hợp đồng lao động, vì vậy khi người lao động nghỉ việc trước Tết có thể được hưởng lương tháng thứ 13 và cũng có thể không.
Hiện nay, theo bộ Luật lao động mới nhất, việc làm trả lương tháng thứ 13 không được đề cập. Chính vì thế có thể xem khoản lương này là không bắt buộc và hoàn toàn phụ thuộc vào quy chế của công ty.
Thực tế, khi người lao động nghỉ việc trước Tết thường nhận được khoản lương tháng thứ 13 tương ứng với thời gian làm việc trong năm dựa theo cách tính của mỗi doanh nghiệp. Khi được nhận lương tháng thứ 13, khoản tiền này sẽ được tính vào thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên sẽ không được tính để đóng Bảo hiểm xã hội.
Trên đây là những thông tin mới nhất tổng hợp về lương tháng 13 và Quy định cách tính lương cho người lao động. Muaban.info.vn hy vọng bạn có thể hiểu rõ về quyền lợi của mình khi thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để không chịu những thiệt thòi không đáng có trong khoảng thời gian làm việc cuối năm.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp và Báo lao động
- Lương tháng 13 có bắt buộc không? Theo quy định của pháp luật, việc trả lương tháng 13 ở các doanh nghiệp là không bắt buộc. Tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp trả lương tháng 13 cho người lao động sau khi kết thúc tháng 12 dương lịch.
- Lương tháng 13 có tính thời gian thử việc không? Lương tháng 13 sẽ bao gồm cả thời gian thử việc nếu người lao động làm việc tối thiểu 1 tháng ở vị trí chính thức sau khi kết thúc thử việc tính đến ngày 31/12.