Trong giao thông, dải phân cách có vị trí rất quan trọng và dải phân cách là bộ phận không thể thiếu của hệ thống giao thông đường bộ. Dải phân cách dùng để phân chia phần đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ, hay nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông. Vậy có mấy loại dải phân cách? Dải phân cách để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
Nội dung Bài viết
1. Có mấy loại dải phân cách trong đường bộ
Hiện tại trong hệ thống giao thông đường bộ có mấy loại dải phân cách và các dải phân cách được phân loại như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta giải đáp những thông tin đó nhé.
Dải phân cách được phân loại theo: vị trí lắp đặt của dải phân cách, và phân loại theo cấu tạo của dải phân cách.
Sau đây là bài viết giúp các bạn đọc cách phân biệt các loại dải phân cách.
1.1. Phân loại dải phân cách theo vị trí lắp đặt
Dải phân cách phân loại theo vị trí lắp đặt sẽ dựa vào vị trí lắp đặt của dải phân cách được đặt ở trên đường như:
- Dải phân cách được đặt ở giữa đường (tim đường) và sử dụng để phân chia đường cho hai chiều xe chạy thì dải phân cách này gọi là Dải Phân Cách Giữa.
- Dải phân cách sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên, hoặc dải phân cách dùng phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ, hay của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông thì loại dải phân cách này gọi là Dải Phân Cách Bên.
- Ngoài ra 2 loại dải phân cách được nêu ở trên ra thì còn có loại dải phân cách mềm thường được sử dụng ở các khung đường hiểm trở và có tính cơ động cao. Loại dải phân cách này sẽ không ảnh hưởng tới mặt đường lại có thể lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng. Dải phân cách mềm được làm từ chất liệu nhựa gọn nhẹ, bền đẹp, thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt. Đặc biệt giảm thiểu chi phí lắp đặt và nhân công.
Vậy nên tùy vào vị trí lắp đặt của dải phân cách trên đường mà chúng ta có thể phân biệt được các loại dải phân cách cũng như chức năng của dải phân cách đó dùng để làm gì.
1.2. Phân loại theo cấu tạo
Theo như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT trong giao thông đường bộ được quy định rõ các loại dải phân cách theo cấu tạo, có 2 loại là:
- Loại dải phân cách cố định
- Loại dải phân cách di động
Cách để nhận biết phân loại dải phân cách cố định hay dải phân cách di động chúng ta sẽ dựa vào cấu tạo được lắp đặt của dải phân cách đó trên đường.
a/ Đối với loại dải phân cách cố định sẽ được lắp đặt cố định trên mặt đường để chia phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định có các loại cơ bản sau:
Loại dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc được tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên cố định trên mặt đường, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc là mềm.
Loại dải phân cách có dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách có diện tích rộng) cố định trên mặt đường, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc là mềm, thường loại dải phân cách này được xây trên những mặt đường rộng để có thể kết hợp đổ đất trồng cây ở bên trong tạo cảnh quang cho môi trường.
Loại dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng được xây dựng cố định trên mặt đường, là một hệ thống có kết cấu chạy dọc theo đường ô tô, có tác dụng dẫn hướng xe chạy và giảm bớt lực nếu va chạm (do khả năng dễ bị biến dạng của hệ thống). Tùy vào đặc điểm cấu tạo, vị trí lắp đặt cùng tính năng làm việc mà người ta thiết kế, lắp đặt loại lan can phù hợp.
Thường dải phân cách cố định sẽ sử dụng cho đường có từ 4 làn xe trở lên và dùng để phân làn đường đi theo hai hướng riêng biệt.
b/ Đối với loại dải phân cách di động là các dải phân cách được lắp đặt tạm và có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường
Loại dải phân cách di động thường có cấu tạo là các cột (cục) bê tông hoặc nhựa composite, bên trong có thể đổ nước hoặc cát, chiều cao từ 0,3m – 0,8m được xếp liền nhau hay có các ống thép đường kính 40 – đường kính 50 xuyên qua và tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.
Dải phân cách di động sẽ được chia làm 02 bộ phận đó là Mặt biển và thân đế:
- Ở phần mặt biển thường được làm từ vật liệu thép dày 2mm. Mặt sau của biển được sơn 03 lớp, trong đó thường sẽ có hai lớp chống gỉ cùng một lớp sơn phủ màu xanh. Mặt trước biển thì dùng giấy phản quang 3M3900 màu xanh để dán, trên đó được bố trí một mũi tên màu trắng được làm bằng giấy 3M3900. Mặt biển được liên kết với thân đế bằng Bulong liên kết.
- Phần thân đế thường được làm bằng thép dày 2mm – 3mm và được sơn phủ 03 lớp, gồm có 02 lớp sơn chống gỉ và 01 lớp sơn phủ mặt ngoài bằng màu trắng.
Thường dải phân cách di động được dùng cho những nơi mặt đường chỉ đủ 02 hay 03 làn xe chạy và cần chia tạm thời thành hai chiều hoặc cho hai làn xe chạy riêng biệt.
2. Dải phân cách trong đường bộ dùng để làm gì?
Căn cứ Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không thể chạy trên đó, dải phân cách dùng để phân chia các làn đường cho xe chạy.
Nói chung tùy vào nhu cầu sử dụng và dùng để phân chia làn đường cho các loại xe khác nhau, người ta sẽ dùng dải phân cách để:
- Giúp phân chia mặt đường có chiều xe chạy riêng biệt thành hai làn đường để xe lưu thông thuận tiện hơn.
- Phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
Ngoài ra dải phân cách còn là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giao thông đường bộ. Vì nhờ sử dụng hệ thống dải phân cách hợp lý giúp hỗ trợ giảm thiểu tai nạn giao thông đáng kể.
Tùy vào nhu cầu sử dụng, con đường và địa hình khác nhau cơ quan chức năng sẽ sử dụng các loại dải phân cách phù hợp để thuận lợi cho việc phân chia làn đường giúp các loại xe cơ giới có thể di chuyển thuận tiện. Ngoài ra dải phân cách còn giúp cho đội ngũ làm việc công được thuận lợi mà không bị cản trở bởi các phương tiện lưu thông.
3. Tốc độ cho phép phương tiện di chuyển trên đường có dải phân cách
Tốc độ mà các phương tiện được phép di chuyển trên đường có dải phân cách sẽ tùy thuộc vào khu vực mà các phương tiện đi qua như:
Tốc độ được phép di chuyển trên đường có dải phân cách ở khu vực đông dân cư:
=> Đối với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên sẽ là 60km/h.
Tốc độ được phép di chuyển trên đường có dải phân cách ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
=> Đối với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên sẽ là:
- Các loại: Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn là 90 km/h.
- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt), xe ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn là 80 km/h.
- Xe ô tô buýt, xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, xe ô tô chuyên dùng, xe mô tô là 70 km/h.
- Xe ô tô kéo rơ moóc, xe ô tô kéo xe khác : 60 km/h.
4. Quy định đối với dải phân cách cố định trong giao thông đường bộ?
Đối với dải phân cách cố định trong giao thông có quy định là chiều cao dải phân cách trong khoảng 0,3 m – 0,8 m và tối đa là 1,27 m nếu như có nhu cầu chắn sáng, độ rộng thì tùy theo mặt đường có diện tích rộng hay hẹp để thiết kế, được gắn tiêu phản quang hoặc sơn phản quang theo như các quy định về việc bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường quy định trong Quy chuẩn này. Dải phân cách cố định thường được sơn phản quang với 2 cặp màu vàng và đen hoặc trắng và đỏ.
Như vậy bài viết trên đây đã giải thích đầy đủ các thông tin về dải phân cách và những vấn đề liên quan tới dải phân cách. Chúc các bạn đọc có được những thông tin hữu ích cùng theo dõi Muaban.info.vn để biết thêm nhiều thông tin nhé.