Nội dung Bài viết
Biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện tính khiêm tốn?
Khiêm tốn là đức tính rất tốt mà ai cũng có thể học được ngay từ ngày đầu tiên đến trường. Tuy nhiên, khiêm tốn là gì? Làm thế nào để trở thành một người khiêm tốn? thì chắc hẳn không phải ai cũng biết tường tận. Do đó, hãy cùng Muaban.info.vn tìm hiểu sâu hơn về đức tính này trong bài viết sau nhé!
I. Khiêm tốn là gì? Ý nghĩa đức tính khiêm tốn
Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người khiêm tốn là người đánh giá đúng khả năng của mình, biết rõ mình, không kiêu ngạo, tự phụ, khoa trương. Bạn có thể biết một người có khiêm tốn hay không qua lời nói và cử chỉ của họ.
Khiêm tốn không phải là tự cho mình là mặc cảm, cho rằng mình không bằng người khác. Khiêm tốn chỉ loại bỏ những tính xấu như kiêu căng, tự mãn,… Người khiêm tốn hiểu mình có gì và chưa có gì, nhận thấy hết năng lực của bản thân, có tinh thần học hỏi và cầu tiến. Họ cũng là người lịch sự, có thái độ đúng đắn, điềm tĩnh và hòa đồng với những người xung quanh.
Do đó, khiêm tốn có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nhân cách con người, hướng con người tới những điều tuyệt vời hơn.
II. Biểu hiện của người khiêm tốn
Trên đây chúng ta đã hiểu về lòng khiêm tốn là gì? Và tiếp đến cũng khám phá những biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn nhé!
1. Những biểu hiện của đức tính khiêm tốn là gì?
Có lòng biết ơn
Người khiêm tốn là người biết mình đang có gì và người khác cho mình những gì. Họ coi trọng những cái họ nhận được từ người khác, và cũng coi trọng những người đã “đẩy họ ra xa” để rút ra để học có thêm bài học mới. Ngoài ra, người khiêm tốn không bao giờ cảm thấy mình cao hơn người khác nên họ luôn trân trọng những điều có giá trị, dù chỉ là nhỏ nhất.
Có tinh thần học hỏi
Người khiêm tốn đánh giá đúng khả năng của mình, và biết mình còn hạn chế ở đâu. Vì vậy, họ không ngừng cố gắng học tập, tự giáo dục và nâng cao kiến thức. Nói cách khác, người có đức tính này không tự cao tự đại, mà học hỏi rất nhiều.
Không có sự so sánh
Một trong những thói quen xấu phổ biến nhất mà mọi người mắc phải là so sánh mình với người khác. Một người khiêm tốn thì không. Họ không so đo hơn thua, họ tiến bộ theo thời gian. Biết cách nhận được lời khen và ý kiến từ người khác. Người khiêm tốn là người biết mình thuộc về đâu chứ không phải là người luôn phủ nhận sự thành công. Khi đạt được kết quả, họ vẫn biết cách đón nhận lời khen, tự hào nhưng không kiêu ngạo.
Biết cách duy trì mối quan hệ
Người khiêm tốn thường duy trì được mối quan hệ rất tốt với đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Họ giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, họ chia sẻ kiến thức mà họ có, họ giữ một tâm hồn cởi mở, họ có thái độ đúng đắn và quan trọng nhất là họ luôn khiến người khác cảm thấy hài lòng.
Biết chịu trách nhiệm
Người khiêm tốn không trốn tránh trách nhiệm khi gặp sự cố, họ thừa nhận lỗi lầm của mình. Họ trực tiếp nhìn nhận và sửa chữa sai lầm giúp họ không ngừng tiến bộ và tích lũy thêm kinh nghiệm cho tương lai.
2. Sự khác nhau giữa khiêm tốn và tự ti?
Có lẽ bạn đã được dạy hai từ: Khiêm tốn và thiếu tự tin. Khiêm tốn mang ý nghĩa tích cực, còn tự ti mang theo ý nghĩa tiêu cực. Một người khôn ngoan không bao giờ kiêu ngạo và luôn biết cách khiêm tốn. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa tự ti và khiêm tốn là gì?
Người khiêm tốn, họ không thu mình lại, mà họ vẫn cho thấy được thế giới xung quanh thấy được con người mình, họ dám thể hiện mình, nhưng khi đạt được thành quả lại đón nhận đó theo một cách vô cùng nhẹ nhàng, không quá kiêu ngạo hay phô trương. Còn với người tự ti, hiểu một cách đơn giản rằng, họ đang thu mình lại, không dám bước ra thế giới bên ngoài. Họ ngại thể hiện bản thân mình, chính vì thế họ khó có thể đạt được những sự thành công của riêng họ.
III. Tại sao cần rèn luyện đức tính khiêm tốn?
Khiêm tốn là một đức tính được đề cập đến chúng ta khi còn đang ở lứa tuổi học sinh. Trong 5 điều bác hồ dạy, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là đức tính được đề cao. Với lẽ đó, có thể nhận thấy được rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất con trọng đức tính này, khẳng định đây là một yếu tố không thể thay thế được trong quá trình giáo dục con người.
IV. Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
Sau khi hiểu tính khiêm tốn là gì và tầm quan trọng của nó trong đời sống, một số người có thể thắc mắc làm thế nào để thực hành tính khiêm tốn. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để trau dồi tính khiêm tốn trong chính mình.
- Học cách khoan dung, thấu hiểu, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác và không ngại học hỏi.
- Hãy biết ơn những gì bạn đang có và những gì bạn nhận được từ những người xung quanh.
- Luôn trau dồi kiến thức mới và luôn hoàn thiện bản thân.
- Biết nhận lỗi, nhận khuyết điểm của mình, chịu trách nhiệm và tìm cách khắc phục.
- Không khoe khoang, tự đề cao mình hay hạ thấp người khác.
V. Những câu nói hay về lòng khiêm tốn
Sau đây là một số câu nói hay về đức tính khiêm tốn:
- Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có (Hồ Chí Minh).
- Không gì giả dối hơn tỏ vẻ nhún nhường. Thường thì nó chỉ là sự cẩu thả trong quan điểm, và đôi khi là khoe khoang gián tiếp (Jane Austen).
- Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị. Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn (Lão Tử).
- Khi bạn ý thức được mình là người khiêm tốn nghĩa là bạn không còn khiêm tốn nữa (Lev Tolstoy).
- Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không là người khiêm tốn (Henri Frederic Amiel).
VI. Những câu hỏi liên quan đến đức tính khiêm tốn
1. Khiêm tốn tiếng Anh là gì?
Trong tiếng anh đức tính này có ít nhất 3 cách diễn đạt khác nhau đó là: Modest, humble, humility.
Và một vài ví dụ như sau để bạn có thể hình dung rõ hơn:
- She was a very modest woman. (Cô ấy là một người rất khiêm tốn).
- We should be humble enough to recognize that even our most confident judgements might be wrong. (Chúng ta nên khiêm tốn để nhận ra rằng ngay cả những đánh giá mà chúng ta tự tin nhất cũng có thể sai).
- She is trying to tell with him a lesson in humility. (Cô ấy đang cố gắng nói với anh ấy một bài học về sự khiêm tốn).
Trong tiếng anh, thế nào là khiêm tốn? Có lẽ bạn đã nắm được rồi đúng không nào? Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về khiêm tốn trong tiếng trung là gì nhé!
2. Khiêm tốn tiếng Trung là gì?
Khiêm tốn tiếng Trung là 谦虚 /qiānxū/.
Một số ví dụ về đức khiêm tốn trong tiếng Trung:
- 国内还有不少聪明和正直的人.
/Guónèi hái yǒu bù shǎo cōngmíng hé zhèngzhí de rén/.
Đất nước vẫn có rất nhiều người thông minh và chính trực.
- 我们做人要谦虚谨慎.
/Wǒmen zuòrén yào qiānxū jǐnshèn/.
Chúng ta làm người phải khiêm tốn và thận trọng.
3. Trái nghĩa với khiêm tốn là gì?
Trái nghĩa, đối lập với khiêm tốn là kiêu căng, ngạo mạn.
Nếu khiêm tốn là một đức tính cần phải giữ gìn và rèn luyện thì kiêu ngạo hoàn toàn không phải là một đức tính tốt và cần phải loại bỏ. Hành vi của những người kiêu ngạo thường khiến mọi người cảm thấy khó chịu, thiếu thân thiện, ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ xã hội, thường rất khó để thành công.
VII. Tổng kết
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về “khiêm tốn là gì?” và nhận ra được vai trò của khiêm tốn trong cuộc sống. Việc rèn luyện tính khiêm tốn rất quan trọng và nó chỉ mang lại cho bạn những thành công rực rỡ, đó cũng là nền tảng của sự ngày càng phát triển xã hội văn minh, phát triển.
Và đừng quên theo dõi Muaban.info.vn để cập nhật thật nhiều tin tức thú vị về các lĩnh vực phong thủy, việc làm, nhà đất,… bạn nhé!