Trên con đường theo đuổi công việc mơ ước, những cuộc phỏng vấn xin việc là thử thách không thể nào thiếu. Nhiều người trước khi tìm được công việc phù hợp có thể phải trải qua nhiều lần phỏng vấn và không ít lần thất bại. Để đảm bảo cho buổi phỏng vấn của bạn thêm hoàn hảo, hãy trang bị cho mình sự tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, cùng tham khảo những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc dưới đây nhé!
Phỏng vấn việc làm là quá trình mà nhà tuyển dụng dùng để tìm kiếm những ứng viên có năng lực và trình độ phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty. Ngày nay, các cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó, kỹ năng phỏng vấn qua điện thoại cũng là điều vô cùng quan trọng. Dù là phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại bạn cũng cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Nội dung Bài viết
Tìm hiểu về công ty
Trang bị cho mình những thông tin cơ bản về công ty mà bạn ứng tuyển sẽ giúp bạn có được điểm cộng. Nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được bạn sự nghiêm túc của bạn trong việc lựa chọn công việc. Ngoài ra, khi có đầy đủ thông tin bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công. Những hành động dù nhỏ của bạn trong buổi phỏng vấn đều được các nhà tuyển dụng quan sát và đánh giá. Do đó, bạn hãy thể hiện một thái độ nghiêm túc, ánh mắt tập trung, dáng ngồi thẳng người,…để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó bạn nên biết cách sử dụng nụ cười của mình để tạo thiện cảm cũng như tạo cảm giác không khí của buổi phỏng vấn tự nhiên và thoải mái hơn.
Bạn nên ghi nhớ một số “bí kíp” sau đây:
- Eye contact – giao tiếp bằng mắt: Làm chủ ánh mắt của bạn, đừng gằm mặt hoặc nhìn xuống phía dưới quá lâu, hãy nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn.
- Thường xuyên luyện tập trước gương để học cách diễn tả ngôn ngữ cơ thể sao cho tự nhiên trước khi phỏng vấn.
- Kiểm soát từng cử chỉ nhỏ của bạn như rung đùi, liên tục chạm điện thoại, nhìn đồng hồ,…
Kỹ năng chào hỏi
Nguyên tắc cốt yếu của buổi phỏng vấn là hãy tỏ ra lịch sự. Nhà tuyển dụng luôn tò mò cách mà bạn ứng xử của bạn với mọi người xung quanh như thế nào, không ai muốn lựa chọn một người thô lỗ hoặc kiêu căng vào làm trong công ty của họ cả. Nên ấn tượng đầu tiên mà bạn tạo ra thông qua cách chào hỏi của bạn đến nhà tuyển dụng cũng quyết định buổi phỏng vấn của bạn thành công hay thất bại.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc mà không phải ai cũng biết đó là đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng. Điều này thể hiện được bạn thực sự quan tâm của bạn đến công việc và muốn tìm hiểu thông tin nhiều hơn. Đồng thời, đây cũng là một tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá về khả năng của bạn.
Gợi ý việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng:
- Đối với những bạn vừa ra trường hay những bạn muốn thay đổi môi trường làm việc mới, đừng quá đặt nặng thắc mắc về lương. Sau này khi bạn đã có được việc làm và thể hiện tốt, bạn sẽ có cơ hội để đề xuất về lương thưởng.
- Hãy đặt những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm công việc, môi trường làm việc, văn hóa công ty,…
- Thể hiện mong muốn của bạn được làm việc trong môi trường tốt để tích lũy kinh nghiệm.
Thái độ tự tin
Cuộc phỏng vấn xin việc đôi khi giống như một kỳ thi, các ứng viên thường cảm thấy hồi hộp, lo lắng trước việc trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Khi bạn không có sự tự tin, đồng nghĩa với việc bạn luôn e dè mọi thứ, điều này dẫn đến bạn có thể sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội.
Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn là tốt nhưng đừng để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng. Nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng và nhận ra khả năng của bạn khi bạn có một trạng thái tự tin, thoải mái qua cử chỉ, lời nói, nét mặt. Có thể nói rằng, bên cạnh những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc khác, thì thái độ tự tin này chính là yếu tố quyết định thành hay bại đấy.
Biết cách trả lời câu hỏi
Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên dành thời gian tham khảo trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho bạn. Việc này sẽ giúp bạn có được tâm lý thoải mái và tự tin trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách trôi chảy hơn.
Trong trường hợp nhận được câu hỏi có mức độ khó, bạn nên tránh đưa ra câu trả lời như: “Tôi không biết”, “Tôi không làm được”,… điều này sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp vì thiếu sự chuyên nghiệp. Thay vào đó, bạn có thể nói “Tôi sẽ dành thêm thời gian để tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có ý chí cầu tiến.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý những điều sau khi trả lời câu hỏi:
- Đối đáp ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không trả lời vòng vo gây mất thời gian.
- Cung cấp đầy đủ thông tin mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
- Đối với những câu hỏi bằng tiếng Anh, không nên trả lời chỉ vỏn vẹn Có/Không.
- Đưa ra những nhận xét cùng với dẫn chứng đi kèm để thể hiện tính đúng đắn.
- Trả lời câu hỏi với năng lượng tích cực, nhiệt huyết, thể hiện sự đam mê với vị trí ứng tuyển.
Lời khuyên cho bạn khi đi phỏng vấn xin việc
Trang phục phù hợp
Ấn tượng đầu tiên luôn là điều quan trọng nhất, bất kể lĩnh vực mà bạn chọn là gì, việc xây dựng một hình ảnh lịch sự, vẻ ngoài chỉn chu là điều cần thiết. Hãy chọn một bộ trang phục phù hợp, gọn gàng, điều này cũng giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với nhà tuyển dụng.
Đúng giờ
Điều quan trọng đối với mọi việc trong cuộc sống và không ngoại lệ với các cuộc phỏng vấn là đúng giờ. Đối với nhiều nhà tuyển dụng khó tính, việc đi muộn có thể dẫn đến việc bạn mất đi cơ hội phỏng vấn. Vì thế, bạn nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút để chỉnh chu lại bản thân và tâm lý được thoải mái hơn trước khi bắt đầu phỏng vấn.
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết
Trước khi đến buổi phỏng vấn xin việc, bạn cần chuẩn bị sẵn những hồ sơ giấy tờ cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Ngoài ra, mang theo một cây viết, quyển tập hay cặp giấy để đựng hồ sơ cũng là những thứ cần thiết. Trong suốt buổi phỏng vấn bạn có thể ghi chép lại những điều mà nhà tuyển dụng căn dặn. Thêm vào đó, việc chu đáo mang theo sổ và bút sẽ cho thấy rằng bạn đã có sự chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn này.
Không nên nói xấu công ty cũ
Nếu gặp những câu hỏi về công ty cũ thì bạn tránh nói xấu về công ty cũ trước mặt nhà tuyển dụng. Hãy khéo léo trả lời khi được hỏi những câu hỏi này bằng cách nói về những điểm không phù hợp ở nơi cũ và tỏ ý muốn thách thức bản thân bằng trải nghiệm mới.
Hãy thành thật
Khi được mời đến buổi phỏng vấn có nghĩa là phía nhà tuyển dụng đã nhập hồ sơ năng lực của bạn và muốn biết nhiều thông tin về bạn hơn. Vì thế, bạn không cần phải lo sợ về lý do nghỉ việc tại công ty cũ, hay nói quá về khả năng của mình. Sẽ chẳng có công ty nào muốn tuyển dụng nhân viên không đứng đắn và hay nói dối cả. Bạn cứ thành thật chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân đã có, khi đó nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn đúng và đánh giá cao về bạn.
Luyện tập trước khi phỏng vấn
Luyện tập trước sẽ giúp bạn bớt căng thẳng khi đi phỏng vấn xin việc. Hãy nhờ người thân, bạn bè giúp bạn thực hành từng bước của cuộc phỏng vấn. Nếu bạn thấy ngại hoặc không thể nhờ ai giúp đỡ, hãy sử dụng webcam hoặc nhìn vào gương trong khi nói chuyện. Tập trả lời những câu hỏi một cách nhanh chóng, chú ý biểu cảm và giọng điệu của mình để tạo thành thói quen trước khi đi phỏng vấn.
Gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng
Sau khi hoàn thành xong buổi phỏng vấn, đầu tiên bạn nên cảm ơn người phỏng vấn bạn ngay trong buổi phỏng vấn. Ngoài lời cảm ơn tại bàn phỏng vấn, hãy gửi cho người phỏng vấn lời cảm ơn qua email sau khi ra về. Điều này không giúp bạn có được công việc ngay nhưng chắc chắn sẽ để lại cho nhà tuyển dụng ấn tượng tốt về bạn.
Với những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc đã chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ tự tin hơn khi bước vào các buổi phỏng vấn sắp tới. Để tham gia mạng lưới việc làm rộng lớn đó để đưa bản thân nhiều cơ hội, đừng quên ghé muaban.info.vn để nắm bắt cơ hội việc làm nhanh chóng. Chúc bạn tìm và lựa chọn được công việc phù hợp theo đúng trình độ bản thân.